Đế quốc La Mã Thần thánh
Đế quốc La Mã Thần thánh

Đế quốc La Mã Thần thánh

Prague (1346–1437, 1583–1611)Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire)[lower-alpha 3] còn được gọi là Thánh chế La Mã, là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ cho đến năm 1806. Tên của đế quốc bắt nguồn từ yêu sách của các Hoàng đế La Mã Đức vào thời Trung cổ, muốn tiếp tục truyền thống của đế chế La Mã cổ và hợp pháp hóa quyền cai trị như là thánh ý của Thiên Chúa. Lãnh thổ chủ yếu của Đế quốc gồm Vương quốc Đức, Vương quốc Bohemia, Vương quốc Burgundy, Vương quốc Ý và nhiều lãnh thổ, công quốc, thành phố đế quốc tự do lớn nhỏ khác.Đế quốc thành hình vào năm 962, khi Otto I Đại Đế thuộc dòng họ Liudolfinger được Giáo hoàng trao Đế miện từ Vương quốc Đông Frank thuộc dòng họ Nhà Carolingien (Carolingian dynasty). Từ năm 1157, đế quốc này có tên là Sacrum Imperium và vào năm 1254, lần đầu tiên tên Sacrum Romanum Imperium được chứng minh trong một văn kiện. Trong thế kỷ 15thế kỷ 16 danh hiệu được bổ sung thêm dòng Dân tộc Đức, trở thành Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức (Heiliges Römisches Reich Deutscher Nationen). Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức tan vỡ khi Hoàng đế Franz II (1792-1806) thuộc dòng họ Nhà Habsburg từ bỏ Đế miện vào ngày 6 tháng 8 năm 1806, trở thành Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Áo. Trong nghiên cứu lịch sử, đế quốc này cũng còn được gọi là Đế chế Cũ (Altes Reich) từ vài năm nay.Vào thời kì thịnh vượng trong thế kỷ 12, Đế quốc này bao gồm lãnh thổ rộng lớn của các nước Đức, Áo, Thụy Sĩ, miền đông nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, miền tây Ba Lan, Cộng hòa SécÝ hiện nay. Sau cuộc Chiến tranh Ba mươi năm, đế quốc này bị suy yếu. Dưới triều Nhà Habsburg, Các Hoàng đế của đế quốc đóng đô ở Viên - thủ đô của nước Áo hiện nay.

Đế quốc La Mã Thần thánh

• Otto I thụ phong    Hoàng đế Ý 2 tháng 2, 962 800/962
• Konrad II nhận chức     vua Burgundy 1034
• Thời hòa bình Westphalia 24 tháng 10 năm 1648
Thời kỳ Trung đại
Ngôn ngữ thông dụng Latinh, Tây Germanic, Ý, Pháp, Slavic
Thủ đô Vienna (Reichshofrat từ 1497)

Prague (1346–1437, 1583–1611)

Regensburg (Reichstag (Imperial Diet) từ 1663)[lower-alpha 1]
Wetzlar (Reichskammergericht từ 1689)
Đối với các trung tâm hành chính đế quốc khác, xem bên dưới.
Tôn giáo chính Công giáo Rôma
Tin Lành[lower-alpha 2]
Chính phủ Quân chủ tuyển cử
• Giải thể 1806
• Thời hòa bình Augsburg 1555
Vị thế Đế quốc
Lập pháp Reichstag (Quốc hội)
Hoàng đế  

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế quốc La Mã Thần thánh http://corndancer.com/vox/aer/aer_art/map01_1648.j... http://www.altes-reich.de/literatur.html http://www.dasheiligereich.de/ http://www.historischekommission-muenchen.de/seite... http://www.hoeckmann.de/germany/index.htm http://www.mgh-bibliothek.de/lexikothek/reich2.htm... http://www.uni-muenster.de/FNZ-Online/recht/reich/... http://www.zum.de/whkmla/military/germany/milxhrem... http://www.mcm.edu/academic/depts/history/maps/HOL... http://home.comcast.net/~vienna1230/maps/holy_roma...